Bơm thuỷ lực là gì ? Cấu tạo và phân loại , các hư hỏng thường gặp và cách khắc phụ bơm thuỷ lực

BƠM THUỶ LỰC LÀ GÌ

BƠM THUỶ LỰC LÀ GÌ
CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI
CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bơm thuỷ lực là gì ?

Khái Niệm

Bơm thủy lực là một trong những thiết bị quan trọng và cực kỳ cần thiết. Trong vận hành hệ thống làm việc bằng dầu, nhớt hay chất lỏng thủy lực. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thêm thông tin về bơm thủy lực. Và cũng như giải đáp một số thắc mắc liên quan đến sản phẩm.

Bơm thủy lực là gì? Bơm thủy lực có tiếng anh là Hydraulic Pumps. Là thiết bị cực kỳ hữu dụng giúp chuyển hóa năng lượng từ trục động cơ thành năng lượng. Qua đó góp phần chính cung cấp cho dòng môi chất, thường là dầu thủy lực. Thành lực hay momen nhờ cơ cấu chấp hành là xi lanh thủy lực hay động cơ thủy lực. Bơm thủy lực được đánh giá là thiết bị trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống. Hệ thống gồm: bơm, động cơ, nguồn, các loại van, xi lanh thủy lực và một số phụ kiện khác.

Vấn Đề

Nhiều ý kiến rằng, hệ thống chỉ hoạt động ổn định, năng suất cao nếu như bơm hoạt động tốt. Liệu điều đó là đúng hay sai. Bơm thủy lực được hiểu như là nguồn động lực lớn. Là “cánh tay phải” của hệ thống với vai trò thực hiện hút chất lỏng thủy lực ở bơm. Đồng thời đẩy với áp suất cao vào hệ thống. Bơm tay thủy lực thông qua quá trình kiểm soát bằng van thủy lực. Kết nối sẽ cung cấp đầy đủ công suất truyền động thủy lực.
BƠM THUỶ LỰC TT1
Bơm thuỷ lực

Cấu tạo và phân loại 

Cấu tạo :

Với sự ổn định và mạnh mẽ trong hoạt động, bơm thủy lực được tích hợp rất nhiều bộ phận cao cấp.
Cụ thể, cấu tạo của bơm thủy lực bao gồm:

1. Vỏ bơm
2. Đường dầu ra
3. Đường cấp dầu vào
4. Phớt, Cánh gạt, bánh răng hay piston (tùy thuộc vào từng loại)

Phân loại :

Các loại bơm thủy lực thường gặp :

Bơm thủy lực bánh răng (Bơm nhông – Gear Pump)

  Bơm thủy lực bánh răng là gì ? Bơm thủy lực bánh răng còn được biết đến với tên gọi khác là bơm nhông. Nếu như các bạn đang muốn tìm kiếm một loại bơm hút đẩy dầu, nhớt với áp suất làm việc và lưu lượng không quá lớn hay không có nhu cầu sử dụng cao thì không nên bỏ qua bơm bánh răng thủy lực. Bơm bánh răng bao gồm hai loại: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài Bơm bánh răng ăn khớp trong
BƠM THUỶ LỰC BÁNH RĂNG
Bơm thuỷ lực ăn khớp ngoài
+ Ưu điểm: 
Kết cấu bơm đơn giản nhưng linh hoạt, có khả năng chống chịu được sự quá tải trong thời gian ngắn và có thể tự do điều chỉnh áp suất cũng như lưu lượng của bơm. Bơm còn đặc biệt bơm được các chất lỏng có tính siêu nhớt, siêu đặc như keo, mật ong, cao su hay thậm chí là thủy tinh nóng chảy Trọng lượng nhẹ và kích thước tương đối nhỏ gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và lắp đặt Cấu tạo chặt chẽ với chất liệu cao cấp, chất lượng giúp tạo độ bền cao, giúp cho hoạt động của bơm diễn ra đều đặn và liên tục.
Tuổi thọ trung bình cao và có thể hoạt động trong thời gian dài mà không phải lo lắng quá nhiều cho việc sửa chữa hay bảo trì, bảo dưỡng Tốc độ quay chậm, phù hợp nhờ vào bơm bánh răng ăn khớp trong.
+ Nhược điểm: 
Khó theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động của máy Khó phát hiện ra những hỏng hóc do máy được thiết kế kín.

 

Bơm thủy lực piston (hướng trục, hướng tâm)

  Bơm thủy lực piston là gì? Bơm thủy lực piston được biết đến là loại bơm thủy lực hoạt động với áp suất cao. Loại bơm này đặc biệt được sử dụng cho những công việc nặng nhọc và đòi hỏi lưu lượng sử dụng cao. Bơm thủy lực piston có hoạt động hút và đẩy chất lỏng dựa trên một nguyên tắc cơ bản đó chính là: Sự thay đổi thế tích trong bơm. Trong đó, piston đóng vai trò quyết định và quan trọng khi chuyển động tịnh tiến qua lại. Bơm thủy lực piston có hai loại: Bơm thủy lực piston hướng tâm Bơm thủy lực piston hướng trục.
BƠM THUỶ LỰC PISTON
Bơm piston hướng trục
+ Ưu điểm :
Với thiết kế và cấu tạo đơn giản, hiện đại, bơm thủy lực piston đặc biệt “ghi điểm” vào khả năng tự hút tốt, tạo được áp cao. Nhờ đó mà thúc đẩy cho quá trình vận chuyển chất lỏng được linh hoạt hơn, dễ dàng hơn so với các loại máy bơm khác. Không chỉ cho ra hiệu suất làm việc cao, thiết bị còn có thể thay đổi được dung lượng làm và có tổn thất lưu lượng chất lỏng nhỏ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể Giảm tối thiểu dao động trong máy khi làm việc với áp suất cao.
+ Nhược điểm :
Do có thiết kế, cấu tạo phức tạp, và có khối lượng lớn nên khá cồng kềnh trong việc di chuyển cũng như lắp đặt Áp suất bên trong xi lanh không đều, lưu lượng dịch chuyển không đồng bộ Giá thành tương đối cao so với các loại máy bơm khác.


Bơm thủy lực cánh gạt (Bơm lá – Vane Pumps)

  Bơm thủy lực cánh gạt là gì? Bơm thủy lực cánh gạt từ lâu đã chiếm được đông đảo sự quan tâm, tin dùng của mọi người. Ngoài ra, thiết bị này còn được biết đến với gọi với tên khác là bơm lá. Hiện nay, trên thị trường có hai loại bơm đó là: Bơm cánh gạt kép, bơm cánh gạt đơn. Thông thường, một bơm cánh gạt sẽ có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau: Vỏ bơm Đường dầu cấp vào Đường dầu đẩy ra Stato Cánh gạt Trục Rotor
+ Ưu điểm :
Bơm làm việc ít tạo ra tiếng ồn, không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh Có thể điều chỉnh lưu lượng bơm thông qua việc thay đổi tâm xoay của Rotor so với Stator Không chỉ cho ra năng suất làm việc cao mà bơm thuỷ lực cánh gạt còn dễ dàng tháo lắp để bảo dưỡng và sửa chữa
+ Nhược điểm :
Không phù hợp trong việc bơm các loại chất lỏng có độ đặc cao và áp suất cao
Chi tiết cánh gạt dễ bị mài mòn nếu thường xuyên làm việc ở tốc độ cao Độ ổn định lưu lượng phụ thuộc lớn vào số lượng cánh gạt
BƠM THUỶ LỰC CÁNH GẠT
Bơm cánh gạt

Bơm thủy lực trục vít

Bơm thuỷ lực trục vít là gì? Bơm thuỷ lực trục vít cũng chính là dạng bơm biến thể của bơm thủy lực bánh răng. Người ta gọi là bơm trục vít khi góc nghiêng lớn kèm với số bánh răng ít hơn. Sự biến thể này giúp cho chất lỏng hay dầu đi từ khoang hút sang khoang nén theo chiều của trục vít mà không cần phải có sự chèn dầu tại các chân ren. Dựa vào cấu tạo bơm trục vít được chia thành ba loại chính: Loại bơm một trục vít (One-screw pump) Loại bơm hai trục vít (Two-screw pump) Loại bơm ba trục vít (Three-screw pump) Ngoài ra còn có bơm 4 trục nhưng ít dùng. Bơm Thuỷ Lực Trục Vít
Bơm một trục vít
+ Ưu điểm :
Với khả năng làm việc với số vòng quay lớn, bơm thuỷ lực trục vít cho ra độ tin cậy cao Kích cấu nhỏ gọn, đảm bảo chắc chắn với quá trình làm việc khá êm, tốc độ dòng chảy đều và ổn định Tuổi thọ trung bình của bơm cao Hiệu suất, năng suất làm việc tốt
+ Nhược điểm :
Quá trình chế tạo còn khá phức tạp vì đòi hỏi và yêu cầu cần có độ chính xác cao Khó sửa chữa, phục hồi khi bị hỏng hóc, bị lỗi do cấu trúc bơm không đơn giản

 

Bơm thủy lực mini

  Bơm thủy lực mini là gì? Bơm thủy lực thông thường có kích thước rất nhỏ gọn, có thể là chỉ khoảng vài cân cho đến vài chục cân… Điều này có thể dễ hiểu do một số lĩnh vực, ứng dụng yêu cầu kích thước nhỏ, do đó mà bơm thuỷ lực mini đã nhanh chóng được chế tạo ra với kích thước chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay. Bơm thủy lực mini nhìn chung được chế tạo khó hơn rất nhiều so với các dòng bơm thủy lực thông thường khác trong công nghiệp.
Bơm thuỷ lực cao áp
Nguồn thuỷ lực mini
+ Ưu điểm :
 Gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, mang theo trong quá trình làm việc Giá thành tương đối, phải chăng Đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc Động cơ hoạt động ổn định, tốt.
+ Nhược điểm :
 Thường chỉ phù hợp với một số ứng dụng nhất định yêu cầu thiết bị bơm có kích thước nhỏ

 

Các Hư Hỏng Và Cách Khắc Phục

Hư hỏng thường gặp trong hệ thống thủy lực

Hư hỏng chính mà các loại máy bơm thường gặp là hiện tượng xâm thực, xảy ra khi áp suất từ đường dẫn vào bơm nhỏ hơn áp suất bên ngoài môi trường. Xuất hiện các bong bóng khí trong dầu thủy lực sau đó di chuyển và lớn dần trong đường vào của bơm. Các bong bóng này thường tạo thành từng đám bám vào bề mặt kim loại, và bị nén đến khi nổ ra một cách đột ngột khi đi ra đến cửa ra của bơm nơi có áp suất cao hơn.

Hiện tượng này làm các bề mặt kim loại bị vỡ kết cấu, bong tróc thành các mảnh kim loại nhỏ làm cho bề mặt tiếp xúc không còn trơn tru và kín hơn, bên cạnh đó các mảnh kim loại nhỏ đi theo đường dẫn dầu thủy lực đến sẽ phá hỏng các phụ tùng làm việc khác trong hệ thống máy bơm.

Sự xâm thực thường gây ra các sai hỏng như:

– Bị nghẽn bộ lọc dầu.

– Hạn chế dòng chảy của đường dẫn dầu làm tăng tốc độ xâm thực.

– Tốc độ mài mòn các chi tiết kim loại nhanh hơn nhiều lần so với bình thường, là sai hỏng có tác động mạnh nhất từ sự xâm thực.

– Máy bơm rung động mạnh gây tiếng ồn làm việc hơn bình thường.

Lưu ý đặc biệt là sự xâm thực không những gây hại ở các phụ tùng bơm thủy lực mà xuất hiện khi lượng dầu cung cấp không đủ lượng cần thiết trong các trường hợp:

– Bị thiếu dầu cấp vào bơm thủy lực.

– Xi lanh thủy lực hay motor chuyển động quá nhanh dưới tác động của tải.

– Các chi tiết làm việc với tốc độ cao gây áp suất âm trong hệ thống.

 

Khắc phục

Để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng xâm thực, người ta thường sử dụng các cách như sau:

– Tăng áp suất đường vào của bơm.

– Sử dụng các van một chiều chống xâm thực.

– Thường xuyên kiểm tra bộ lọc dầu và đường dẫn dầu thủy lực.

 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm cho bơm thuỷ lực bị yếu, bị hỏng

Rò rỉ bơm


 Bơm thủy lực không tăng được áp, hoạt động yếu là hiện tượng gặp nhiều trong hệ thống thủy lực. Hầu hết không lên áp được có liên quan đến thủy lực. Bơm thủy lực bị rò rỉ khiến cho hệ thống thủy lực không cung cấp đủ lưu lượng cho ứng dụng nhà máy bởi vậy đây được coi là nguyên nhân khiến bơm thủy lực yếu.

 Rò rỉ gặp nhiều trong hệ thống thủy lực, từ đường ống, mặt bích hay đặc biệt là các vị trí lắp nối.  Lắp không chặt, quấn băng tan không đúng, gioăng phớt bị rách, lắp ngược gioăng phước,… sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ. Tình trạng rò rỉ bơm là một trong những nguyên nhân bơm thủy lực yếu và hoạt động không hiệu quả mà mọi người cần lưu ý.

Hệ thống van an toàn không đảm bảo

 Van an toàn làm áp suất của bơm tụt, đây là nguyên nhân bơm thủy lực yếu mà ít người để ý tới. Van an toàn – việc rất nhỏ nhưng lại khiến cả hệ thống mất áp. Van an toàn hệ thống nào cũng có với nhiệm vụ đảm bảo áp suất của hệ thống luôn dưới một ngưỡng an toàn nào đó.

Van an toàn hoạt động theo nguyên lý là khi có áp suất cao hơn áp suất đã cài đặt trước thì nó sẽ tự động mở, xả dầu theo đường van mà không lên hệ thống. Một số trường hợp cài đặt áp suất an toàn nhỏ hơn áp suất hệ thống sẽ khiến bơm chạy yếu, tụt áp…

Mòn bề mặt

 Bơm bánh răng hay bơm piston có ma sát nhiều trong quá trình hoạt động tạo áp suất và lưu lượng cho bơm thủy lực. Mặc dù được làm từ các vật liệu tốt và gia công nhẵn bóng bề mặt nhưng ma sát trong thời gian hoạt động dài cũng khiến cho các bộ phận lâu ngày bị mòn và gây rò rỉ.

 Với bơm bánh răng bị mòn đỉnh răng, khe hở giữa đỉnh răng và vỏ bơm sẽ lớn hơn. Điều này khiến cho lưu lượng và áp suất bơm bánh răng bị giảm. Nguyên nhân bơm thủy lực yếu mòn này khi diễn ra quá mạnh thì cách khắc phục chỉ có thể thay thế mới.

Hệ thống bị bẩn

 Hệ thống thủy lực khi đưa vào vận hành cần được vệ sinh sạch sẽ. Những chất bẩn vô tình rơi vào trong quá trình vận chuyển hay lắp ráp có thể khiến cho hệ thống bị bẩn. Cần giám sát chặt chẽ về vấn đề này. Các chất bẩn, đặc biệt là các mạt sắt nhỏ vô tình sót lại sẽ theo dòng lưu lượng đi khắp các hệ thống. Dưới áp suất và ma sát sinh ra ở các bộ phận máy sẽ gây ra những vết xước, phá hủy lớp bề mặt. Khi bị xước nhiều và sâu, hiện tượng rò rỉ xuất hiện khiến cho bơm thủy lực hoạt động yếu đi.

Nguyên nhân bơm thủy lực yếu

Có thể kể đến trường hợp dầu thủy lực không đảm bảo và có chất bẩn. Chất bẩn trong dầu thủy lực có thể khiến cho dầu thủy lực bẩn và khiến cho hệ thống bẩn. Bởi vậy bộ lọc là rất cần thiết cho việc loại bỏ chất bẩn cho dầu thủy lực.

Bơm thuỷ lực bị quá tải

 Bơm thủy lực quá tải cũng là một trong những nguyên nhân bơm thủy lực yếu. Thậm chí còn dễ dẫn đến hư hại nghiêm trọng. Quá tải ở đây không chỉ là công suất mà còn quá tải về mặt thời gian hoạt động, quá tải nhiệt.

Quá tải công suất, quá tải nhiệt dẫn đến tình trạng giãn nở kim loại. Ma sát sinh ra và tăng lên, có thể khiến trục bơm quá tải,…

Cách khắc phục bơm thuỷ lực bị hư hỏng

 Từ những phân tích về nguyên nhân bơm thủy lực yếu. Chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục như sau:

– Giữ máy bơm thủy lực sạch sẽ để duy trì hình dạng và hiệu suất phù hợp. Nên có lịch trình thường xuyên để làm sạch máy bơm.

– Kiểm soát tổng thể từng bộ phận, kiểm tra các kết nối, đường ống,… vặn chặt lại nếu có các kết nối bị hở, rò rỉ.

– Kiểm tra mức dầu và thêm ngay khi cần thiết; sử dụng đúng loại dầu thủy lực tiêu chuẩn để đảm bảo hệ thống thủy lực hoạt động ổn định.

– Bạn nên chú các thông số của bơm thủy lực. Phòng trừ trường hợp bơm hoạt động quá tốc độ cho phép.

– Tránh nguyên nhân bơm thủy lực yếu do van an toàn. Bạn nên kiểm tra và điều chỉnh van an toàn ở mức phù hợp.

 

Qua bài viết này chúng tôi tin răng các bạn sẽ hiểu được khái niệm Bơm Thuỷ Lực Là Gì, được sử dụng trong thực tế và cách khắc phục sửa chữa. Cảm ơn đã ghé thăm và tìm hiểu về bài viết này .

 

Lê Thống chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệp trong việc chế tạo máy. Cũng như dịch vụ sửa chữa các loại bơm, van thủy lực khí nén,… gồm các dịch vụ như:

– Sửa chữa bơm bánh răng trong và bánh răng ngoài, phục hồi hoạt động của bơm bánh răng.

– Sửa chữa bơm piston hướng tâm, bơm trục vít….

– Sửa chữa bảo dưỡng các loại motor thủy lực.

– Sửa chữa bơm cánh quạt, bơm piston hướng trục.

– Sửa chữa bảo dưỡng động cơ thủy lực, phục hồi động cơ thủy lực.

– Sửa chữa bảo dưỡng xi lanh thủy lực, ty ben thủy lực.

– Nâng cấp, cải tiến các loại máy ép thuỷ lực, cải tiến. Phục hồi sữa chữa các thiết bị thuỷ lực khác.

 

Tư Vấn Và Liên Hệ

Mọi thắc mắc về tình trạng hư hỏng, nguyên nhân và hướng khắc phục hoặc tìm hiểu kỹ thuật. Cũng như quy trình sửa chữa phục hồi máy ép thủy lực xin đừng ngần ngại. Hãy gọi ngay điện thoại Hotline: 0911.71.71.04  để được tư vấn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *